BỘT HUỲNH QUANG LÀ GÌ? 8 THÔNG TIN QUAN TRỌNG NHẤT CẦN BIẾT
Bột huỳnh quang là một chất quen thuộc thường được dùng trong bóng đèn. Vậy, bột huỳnh quang là gì? Ưu điểm của chúng thế nào? Loại bột này có ảnh hưởng gì đến chất lượng ánh sáng của đèn huỳnh quang? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây.
1. Bột huỳnh quang là gì?
1.1 Khái niệm bột huỳnh quang là gì?
- Bột huỳnh quang là chất bột màu trắng có tính chất phát quang tốt. Bột huỳnh quang được sử dụng trong các bóng đèn huỳnh quang; Lớp bột khi tiếp xúc với các tia tử ngoại sẽ phát quang.
- Bột huỳnh quang cao cấp với ba phổ ánh sáng được cấu tạo từ những nguyên tố đất hiếm đang là sự lựa chọn số 1 của các nhà sản xuất đèn.
- Bột huỳnh quang ảnh hưởng đến chất lượng ánh sáng và hiệu suất phát quang của đèn.

1.2 Thành phần bột huỳnh quang
- Thành phần chính của bột huỳnh quang bao gồm photpho ( hợp chất canxi photphat, oxit nhôm, oxit polyetylen); các chất phân tán khác.
- Lớp phủ trong bóng đèn được tạo từ chất kết dính + nước tinh khiết. Sau đó, sấy khô và đặt vào máy duy trì mức 550°C để đảm bảo tính phát quang tốt nhất.

1.3 Các loại bột huỳnh quang phổ biến
Bột màu huỳnh quang
- Với 3 phổ màu Đỏ – Xanh Đá – Xanh Lam được tạo thành từ công nghệ Tricolor Phosphor. Các ánh sáng này có bước sóng vừa hoặc ngắn.
- Tồn tại ở trạng thái hóa học không bền vững hoặc giả bền vững.
- Loại bột này sẽ phát sáng khi tiếp xúc với tia UV tạo ra từ các cực đèn huỳnh quang.
Bột huỳnh quang canxi halophotphat
- Dùng để phát ra ánh sáng màu trắng có bước sóng cao hơn, với độ hoàn màu đạt khoảng 70 – 80 Ra.
- Thành phần chính là canxi và có khả năng hấp thụ các tia tử ngoại và phát ra ánh sáng nhờ các dòng ion cùng chiều.
1.4 Bột huỳnh quang là gì? Phân biệt bột huỳnh quang với bột dạ quang
Bột dạ quang ( lân quang) | Bột huỳnh quang |
|
|

1.5 Bột huỳnh quang có tác dụng gì?
- Tác dụng chính là làm bộ phận phát sáng cho các loại bóng đèn huỳnh quang. Với các loại đèn thông thường thì sử dụng bột Halophotphat. Còn với loại chất lượng cao thường được sử dụng bởi bột huỳnh quang 3 phổ, bới chúng có thành phần từ các nguyên tố đất hiếm.
- Được ứng dụng vào các loại bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn compact. Tùy vào mỗi mục đích khác nhau, màu sắc ánh sáng hay công suất đèn,… mà dùng lượng bột huỳnh quang phù hợp.
- Đem lại khả năng phát ra ánh sáng liên tục và cần có chấn lưu; tuổi thọ cao hơn các loại đèn sợi đốt, đèn metal,….
2. Trong bóng đèn huỳnh quang có chất gì?
- Trong đèn huỳnh quang, thành phần chính là bột huỳnh quang có tính phát sáng tốt.
- Loại đèn này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, phổ biến nhất là trong việc chiếu sáng trong căn hộ, nhà ở, cơ quan,…Bên cạnh đó, đèn còn được ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp và nhiều lĩnh vực khác cần đến ánh sáng.

- Bóng đèn huỳnh quang có nhiều kích thước và công suất khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng của mọi không gian.
2.1 Đèn huỳnh quang là ánh sáng gì?
- Khi bật công tắc đèn sẽ xảy ra hiện tượng hồ quang điện tạo ra ánh sáng trắng.
- Dòng điện chạy qua tạo ra một hiệu điện thế lớn giữa các điện cực thì dây tóc nóng lên, phát xạ ra các hạt electron di chuyển trong bóng đèn. Chúng va chạm vào các phân tử khí trơ làm phóng ra nhiều các hạt ion hơn.
- Quá trình này tỏa nhiệt làm thủy ngân hóa hơi. Các electron và ion di chuyển, va chạm vào các nguyên tử khí thủy ngân sẽ phát xạ ra các photon ánh sáng cực tím.
- Tia cực tím này va chạm vào mặt trong bóng đèn sẽ làm cho các nguyên tử phốt pho giải phóng ra các hạt photon dạng tia hồng ngoại với ánh sáng trắng mắt thường có thể thấy được.
- Các nhà sản xuất có thể thay đổi màu sắc của ánh sáng bằng cách sử dụng các hợp chất huỳnh quang khác nhau.
- Đèn huỳnh quang có nhiệt độ màu khoảng từ 3000 – 65000K, chủ yếu phát ra ánh sáng trắng.
Xem thêm chi tiết: Nhiệt độ màu là gì? 5 thông tin chi tiết về nhiệt độ màu ánh sáng
2.2 Cấu tạo đèn huỳnh quang
Đèn huỳnh quang có cấu tạo khá đơn giản, nhỏ gọn và dễ dàng lắp đặt. Đui đèn sử dụng đui xoáy E27, dễ dàng tháo rời hoặc thay thế khi bóng bị hỏng.
- Đèn ống huỳnh quang có 2 bộ phận chính gồm: Ống thủy tinh và 2 điện cực.
- Ống thủy tinh có các loại chiều dài: 0,6m; 1,2m; 1,5m…
- Mặt trong đèn có phủ lớp bột huỳnh quang màu trắng làm vai trò phát sáng.

- Điện cực làm bằng dây vonfram có dạng lò xo xoắn, được tráng 1 lớp bari-oxit để phát ra điện tử.
- Ở 2 đầu ống có 2 điện cực , mỗi điện cực có 2 đầu tiếp điện đưa ra ngoài gọi là chân đèn để nối với nguồn điện.
- Ngoài ra, bóng huỳnh quang còn có bộ phận máng đèn, đui đèn.
- Tuy nhiên, thiết kế cấu tạo của đèn huỳnh quang chưa đảm bảo theo chỉ số IP quy định và không đạt tiêu chuẩn RoHS.
2.3 Ưu nhược điểm của đèn huỳnh quang
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|